Tư tế là gì

CHỨC TƯ TẾ CỦA ĐỨC KITÔ TRONG THƯ GỞI TÍNHỮU HIPPRI
Tác giả: Luiz Ruscillo<1>Tú Ân dịch
WHĐ (9.11.2020) –Bởi vì ngày nay chúng ta đã quá quen thuộc với việc gán danh hiệu “Tư tế” cho ĐứcKitô, nên có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng: ngoại trừ Thư gởi tínhữu Hippri, không một cuốn sách nào trong Tân ước gọi Đức Kitô là tư tế một cáchrõ ràng. Trong các Tin mừng, thuật ngữ “tư tế” luôn luôn quy chiếu về thể chếchức vụ tư tế trong Cựu ước.
Bạn đang xem: Tư tế là gì
<2> Danhhiệu Thượng Tế luôn luôn được đặt trong bối cảnh chống lại Đức Giêsu.<3>Trong các thư và sách Khải huyền, các Kitô hữu được xem như là một “dân tư tếthánh”<4>nhưng không chỗ nào đề cập đến việc Đức Kitô nắm giữ chức vụ này. Có một số nơiĐức Kitô và các hành động của Người được miêu tả bằng các thuật ngữ mang tínhchất hy tế,<5>nhưng danh hiệu “Tư tế” thì không bao giờ được nhắc tới, và nhìn chung, nhữngđoạn này nhấn mạnh vai trò của Đức Kitô như là lễ vật hơn là tư tế. Thỉnh thoảngtrong một vài bản văn, đặc biệt là các Tin Mừng, chức tư tế được ẩn chứa trongcác chủ đề có liên hệ, trong khi đó, thư gởi tín hữu Hippri xác định Đức Kitôlà tư tế một cách trực tiếp.
I. NỀN PHỤNG TỰ DO THÁI THỜI CỰU ƯỚC
Để hiểu đúng bốicảnh quan niệm Kitô giáo sơ khai về chức tư tế, cần phải xây dựng một bức tranhvề thiết chế chức tư tế trong thời đại Đức Giêsu. Bối cảnh Do Thái vào thời đầuthế kỉ thứ I là kết quả của những thế kỉ thay đổi và phát triển liên quan đến sựtiến triển của vị trí đền thờ trong đời sống người Do Thái và các sự kiện chínhtrị đã định hình nên xã hội của họ. Khi đọc về các nhân vật như là Annas vàCaiphas, chúng ta nhận thấy vai trò của Thượng Tế vừa mang tính tế tự vừa mangtính chính trị. Có những tư tế ở bậc thấp hơn giống như Zechariah, chồng của bàElizabeth, là một phần trong cơ cấu tổ chức cao cấp trong hàng phẩm trật, họthi hành tác vụ khi đến lượt mình trong việc phục vụ đền thờ, là những ngườidâng hy tế và cầu nguyện.
1. Nguồn gốc và sựphát triển của Chức Tư tế
Ban đầu, trong thờicác Tổ phụ, không có chức vụ tư tế chính thức. Abraham, Isaac và Jacob dâng hytế ở những nơi thánh được xây dựng và những nơi đã xảy ra các biến cố quan trọngtrong mối tương quan giữa các ngài với Thiên Chúa. Dĩ nhiên, những nơi thánhnày, và trong những lần các tư tế được nhắc tới, đều ở ngoại bang. Chính tạiđây mà chúng ta tìm gặp được một nhân vật còn nhiều bí ẩn, vừa là tư tế, vừa làvua Salem: Melkixede (St. 14,18). Chức tư tế chỉ được gọi tên một cách đích xáckhi mà tổ chức xã hội của cộng đồng Do Thái đã phát triển. Cựu ước gọi các tư tếlàkohen,có lẽ phát xuất từbối cảnh Akkadian.<6>
Tư tế của dânIsrael là một chức vụ chứ không phải là ơn gọi. Các ngôn sứ được Thiên Chúa tuyểnchọn, thông thường là các vị vua tuyển chọn, nhưng chỉ có ơn gọi từ Thiên Chúaliên quan đến chức tư tế là được chọn từ chi tộc Levi.
Tiếng Hippri cổđược dùng để chỉ về lễ phong chức cho một tư tế làmillu"tmcó nghĩa đen là ‘đổ đầy bàn tay’. Sau này, bản BảyMươi dịch làteleiosis,cónghĩa là ‘làm cho hoàn hảo’ hay ‘thánh hoá’. Mỗi tư tế được đặt lên để phục vụđền thờ, và trong thực tế, mục đích của chức tư tế được nối kết chặt chẽ với sựphát triển về vai trò của đền thờ. Tư tế là người phục vụ và có thể bước vào đềnthờ. Dần dần, người ta triển khai một loạt “những phân chia” nhằm phản ánh “sựkhác biệt” có thể nhận thấy giữa Thiên Chúa, Đấng là “Thánh”, với “sự trần tục”của con người. Một ngày được tách riêng ra, ngày Sabath, đó là ngày thánh, ngàymừng lễ, và ngày lễ vĩ đại là Ngày Xá tội. Thêm vào đó, những nơi chốn cụ thểcũng được tách riêng ra: Lều - chỉ các tư tế mới được vào. Thậm chí người tacòn phân chia gian Cực Thánh, nghĩa là Thánh của Các Thánh, nơi chỉ có Thượng Tếmới có thể bước vào mỗi năm một lần. Hytế được làm ra bởi vì tư tế không thể tự mình làm nên sự tách biệt siêu vượt củachính mình. Do đó, tư tế dâng một con vật được tuyển chọn để sát tế. Đây là mộthành động vươn lên Thiên Chúa nơi mà con người không thể đạt tới. Khi hy tế đượcchấp nhận, có một hành động đi xuống là chúc lành cho dân chúng thông qua tư tếlà người đại diện cho dân chúng. Chức năng chính của tư tế đó là người trunggian. Thiết chế của chức tư tế nhằm hướng tới sự hiệp thông với Thiên Chúa. Sựhiệp nhất của tư tế với nhân loại được hiểu rõ và được chấp nhận trong Cựu ước.Đây là lý do tại sao người ta cần nhiều giai đoạn tách biệt được đặt ra dànhcho mức độ thánh thiêng. Vấn đề là cần phải đạt tới mức độ thánh thiện có thểchấp nhận được đối với Thiên Chúa.
Vai trò quan trọngkhác của tư tế được nối kết với những đền thờ và giảng dạy lề luật. Tư tế hỏi ýkiến Thiên Chúa (ví dụ Đnl 33, 8-10), thông thường bằng cách sử dụng cácurimvàthummim, những lá thăm đeo trongephod,một túi nhỏ được may vào áo ở trước ngực tư tế. Nhờ đó,tư tế có thể giao tiếp với các lời sấm truyền của Thiên Chúa. Torah cũng là một lãnh vực chuyên môn củatư tế. Cũng như việc xét xử thuộc về nhà vua, thị kiến thuộc về ngôn sứ, khônngoan thuộc về hiền nhân, thì việc giảng dạy Torah thuộc về tư tế (Mk 3,11).
Có vẻ như xa lạ,nhưng trong bối cảnh này, chính tư tế là người nắm giữ vai trò thẩm phán liênquan đến bệnh phong hủi. Quyết định này liên quan đến phán quyết từ Thiên Chúatrong lãnh vực thanh sạch theo nghi lễ. Tư tế có thẩm quyền trong những lãnh vựcnày.
Vị trí của tư tếtrong các lễ tế không quá nổi bật ngay từ đầu. Khi có một ai đó hiến dâng con vậtbị sát tế, vai trò của tư tế là đem máu, phần thánh thiêng nhất của lễ vật, lênbàn thờ. Yếu tố tiến lại gần bàn thờ đòi hỏi chức vụ tư tế, bởi vì ông là ngườithanh sạch theo nghi lễ và đã được chuẩn bị. Việc dâng hy tế của tư tế làm nênsự tách biệt, và như vậy ông đóng vai trò trung gian. Việc dâng hy tế đã thay đổirất lớn trong nhiều thế kỉ và cuối cùng trở nên một trong những vai trò chính yếucủa tư tế.
Tất cả mọi chứcnăng của tư tế có một nền tảng chung. Khi ông đưa ra một lời sấm hay giảng giảimột giáo huấn trong Torah, tư tế đangtiếp tục công việc giáo huấn vốn phát xuất từ Thiên Chúa. Khi ông đem máu lênbàn thờ hay đốt hương trầm, tư tế đang dâng lên Thiên Chúa những lời cầu xin củacác tín hữu. Trong tất cả hành động này, tư tế là trung gian, vừa đại diệnThiên Chúa trước dân chúng, vừa đại diện dân chúng trước Thiên Chúa. Có thể miêutả tư tế như là người vừa có hướng đi lên vừa có hướng đi xuống. Tư tế là côngcụ dâng các lời cầu xin khẩn nài của dân chúng. Tư tế cũng được tách riêng đểđược thanh sạch theo nghi lễ để có thể tiến lại gần Thiên Chúa với tư cách củamình. Đây là vai trò “đi lên”. Sau đó, ông “đi xuống”, với các lời sấm và nhữngphán quyết của Thiên Chúa đối với dân chúng. Tư tế là công cụ qua đó Thiên Chúachúc lành cho dân chúng. Chúng ta thấy điều này cách rõ ràng trong công thứcchúc lành của Aaron (Ds 6,22-27). Một điều thú vị, còn có một công thức của lờinguyền rủa được đọc bởi các con của Levi (Đnl 27,14-26). Chức tư tế là một thiếtchế của sự trung gian.<7>
Tại vùng Cận Đôngvào thời cổ, nhiều nghề nghiệp mang tính chất cha truyền con nối. Điều này cũngphù hợp với chức tư tế của dân Israel cổ. Chi tộc Levi, và một cách đặc biệt làcác con cháu của Aaron, được tách riêng để thi hành các công việc thánh thiêng.Họ được gìn giữ trong sự thanh sạch của nghi lễ để có thể hoàn thành vai trò củahọ và phục vụ nơi thánh.
2. Đền thờ
Vào thời xuấthành và đi trong sa mạc, Lều Hội Ngộ được dựng lên ở bất cứ nơi đâu dân Israelcắm lều. Đó là nơi đặt để Bia Giao ước và Bàn thờ. Sự hiện diện của Thiên Chúađược tỏ lộ với hình ảnh đám mây, Shekinah. Môsê nói với Thiên Chúa trong đámmây (Xh 33,9; Ds 12,4-10). Khi dân Israel tiến vào đất của người Canaan, họ xâydựng một số thánh điện. Trải qua nhiều thế kỉ, khởi đầu bằng việc vua Đavidmang Bia Giao ước vào Giêrusalem (2 Sm 6), có một sự tập trung ngày càng giatăng. Nhiều thánh điện được xây dựng trên khắp đất nước đã dần dần bị bỏ hoangvì lợi ích của Bethel và Giêrusalem, và cuối cùng chỉ còn Giêrusalem. Đền thờGiêrusalem trở thành nơi độc nhất Thiên Chúa hiện diện và dâng hy tế.
Kết quả là con sốcác thầy Lêvi cần thiết để phục vụ cho công việc tư tế đã giảm bớt. Con cháuAaron vẫn duy trì được vị trí ưu tiên và dĩ nhiên họ phục vụ Giêrusalem như làcông việc của họ. Nhưng nhiều thầy Lêvi không còn được cần như là tư tế nữa. Cómột sự phân chia giữa những người được gọi là “tư tế” và “Lêvi”. Trong thực tế,những thầy Lêvi không còn được sử dụng nữa, mặc dù họ luôn giữ quyền ưu tiêntrong việc dâng hy tế của chính họ khi họ đến Đền Thờ. Vẫn còn rất nhiều tư tếphục vụ Đền thờ ở Giêrusalem và họ được tổ chức thành phẩm trật và thi hành tácvụ theo sự phân công. Dacaria một trong hệ thống phân chia này. (Lc 1,5.8).
Dĩ nhiên, vào thờiChúa Giêsu, Đền Thờ ở Giêrusalem chỉ là nơi dâng hy tế. Nó được xem như là nơidành riêng cho Thiên Chúa cư ngụ. Hội đường có rất nhiều, nhưng không được xâydựng để dâng hy tế. Hội đường chỉ là nơi cầu nguyện, đọc luật và giảng giải luật.Người ta không biết hội đường bắt đầu xuất hiện từ khi nào, nhưng người ta đã tổchức các hội đường trong thời lưu đày. Các hội đường có khắp nơi trên đấtPalestine và các cộng đồng Do Thái sinh sống hải ngoại, và cũng có các hội đườngở Giêrusalem ngay cả khi Đền Thờ vẫn còn.
3. Chức Thượng Tế
Sau thời lưu đàyBabylon và tái thiết Đền Thờ, chức tư tế cũng được tái lập và tái tổ chức. Danhhiệu Thượng Tế vẫn còn rất hiếm, nhưng với vai trò của Vua bị giảm sút nghiêmtrọng do sự yếu kém về mặt chính trị của một đất nước bị chiếm đóng, và với nhữngông vua bù nhìn như vậy, người đứng đầu các tư tế ngày càng có nhiều quyền uyhơn. Khi một triều đại trở nên yếu kém và mờ nhạt thì Thượng Tế trở thành ngườiđứng đầu quốc gia. Cho đến lúc này, danh hiệu Thượng Tế mới trở nên phổ biến.Nó đã trở nên một vị trí có nhiều quyền lực chính trị cũng như vai trò trong việcphụng tự. Vào thời Chúa Giêsu, nó là một vị trí hấp dẫn đối với tham vọng củanhiều người, nó gắn liền với quyền lực và sự giàu sang.
Dòng dõiZadok, những người tuyên bố là hậu duệ củaTư tế Zadok đã qua đời vào thời vua Salomon trị vì, và cũng là những người thuộchàng con cháu của Aaron, đã bị mất quyền lực chính trị bởi vương triềuSeleucids Hy Lạp. Sự xâm lược của ngoại bang này dần dần làm bùng nổ cuộc cáchmạng do các anh em nhà Maccabe khởi xướng vào năm 167BC là nguồn gốc của triềuđại Thượng Tế Hasmonean lãnh đạo chính trị vẫn duy trì cho đến cuộc xâm lược củađế quốc Rôma với sự bổ nhiệm của Vua Hêrôđê Cả (37 - 4 BC). Vào thời Chúa Giêsubắt đầu sứ vụ công khai, có một sự cân bằng kỹ lượng về vị trí chính trị giữacác nhà lãnh đạo song song. Hậu duệ của Hêrôđê tuy yếu kém nhưng vẫn còn giữ đượcngai vàng. Những người Rôma đã đặt một vị tổng trấn cai quản toàn xứ. Trong khiđó, người Do Thái nhìn nhận các Thượng Tế như là những người lãnh đạo thực sự củahọ. Nhưng chức vụ này có thể bị truất phế bởi người cầm quyền tối cao trong đấtnước, người này có thể thể bổ nhiệm hoặc truất phế tuỳ ý. Điều này dẫn đến trườnghợp đồng thời có hai Thượng Tế khi Chúa Giêsu bị trao nộp, Annas, Thượng Tế đãbãi chức, và Caiphas, Thượng Tế đương chức.
4. Bàn thờ
Bàn thờ trong Đềnthờ là dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa. Nó không bao giờ được xem như mộtcái bàn. Khác với các vị thần của dân ngoại, Thiên Chúa không cần được nuôi ăn.Bàn thờ là nơi để lễ vật. Sau này, nó được thanh tẩy một lần trong năm vào NgàyXá Tội và được gìn giữ để có một sự thánh thiêng đặc biệt. Có thể miêu tả bànthờ một cách tốt nhất như là một công cụ của sự trung gian. Lễ vật của con ngườiđược đặt trên đó và thiêu đốt. Với nghi lễ này, lễ vật được đưa ra khỏi phạm vinhân loại để dâng lên Thiên Chúa. Thiên Chúa đáp lại bằng việc chúc phúc. Giaoước giữa Thiên Chúa và Dân của Ngài được tái lập hay được duy trì trên bàn thờhy tế.
5. Hy tế
Bàn thờ là nơidành cho hy tế và hy tế là hành vi quan trọng trong nền phụng tự Israel. Hy tếđược miêu tả một cách khái quát là việc dâng con vật hoặc hoa màu, sau đó chúngđược thiêu đốt toàn bộ hay một phần trên bàn thờ để tượng trưng cho lòng tônkính Thiên Chúa. Có nhiều loại hy tế và nhiều hạn từ để diễn tả chúng.Lễ toànthiêu, lễ giao hoà, lễ đền tội, lễ vật hoa màu, bánh không men, dâng hương trầmlà một số loại chính. Hy tế cũng được hiểu ở nhiều mức độ khác và với nhiều độnglực khác nhau. Một hy tế về căn bản là một hành vi thờ phượng được thể hiện rabên ngoài. Đó là một hành động mang tính biểu tượng diễn tả những cảm xúc bêntrong của người dâng lễ vật và việc đáp trả của Thiên Chúa trước những lời cầunguyện. Qua những nghi lễ này, lễ vật dâng lên Thiên Chúa được chấp nhận, conngười đi vào sự kết hiệp với Thiên Chúa, và tội lỗi con người được tha thứ.Nhưng hiệu quả của hy tế không phải là một phép thuật. Hành vi bên ngoài phảidiễn tả cảm xúc bên trong của con người. Nếu không thì hành vi hy tế ấy là mộtdiễn tả trống rỗng và không đem lại hiệu quả gì, nếu không muốn nói là bị trừngphạt.<8> Tầmquan trọng của khuynh hướng bên trong này trở nên điều căn bản nhất và tinhròng nhất trong chức vụ tư tế của Đức Kitô.
Không thể trìnhbày hết những chi tiết liên quan đến nguồn gốc, nghi lễ, cách thức và ý nghĩa củatất cả các loại hy tế của dân Israel. Nhưng cần lưu ý nhất là Ngày Xá Tội. Nguồngốc cũng như nơi bắt nguồn ngày lễ này vẫn còn là điều gây tranh cãi. Vào thờiChúa Giêsu, ngày này rất quan trọng đến nỗi người ta chỉ đơn giản gọi là“Ngày”. Thượng tế hiến dâng một con bò để đền tội của chính ông và dòng dõiông, nhà Aaron. Ông mang máu với mạng che mặt đi vào nơi Cực Thánh và rảy máulên toà thương xót. Dân chúng mang hai con dê đến, và chúng được rút thăm. Theolá thăm, một con dê được hiến tế để đền tội lỗi dân chúng. Tư tế lấy máu, với mạngche mặt, để rảy lên toà thương xót như ông đã làm trước đó với máu bò. Sau đó,đại diện của Thiên Chúa, ông đặt tay lên con dê còn lại để truyền tội lỗi củadân chúng vào nó. Con dê này được đưa vào hoang mạc. Chính Thiên Chúa đã lấy đitội lỗi và tha thứ tội lỗi cho dân chúng. Chỉ trong ngày này mà bất cứ ai cũngđi vào nơi Cực Thánh với mạng che mặt, nơi mà chỉ dành riêng cho Thượng Tế.
II. THƯ GỞI TÍN HỮU HIPPRI
1. Khái quát về ThưHippri
Trọng tâm của Thưgởi tín hữu Hippri là cho thấy Đức Kitô chính là vị Thượng Tế Tối Cao trongtương quan với tất cả các tư tế trước đây, và những thiết chế của chức tư tế làhình ảnh và chuẩn bị cho chức tư tế của Đức Kitô.
Cấu trúc của ThưHippri cho thấy một cách rõ ràng rằng đó không phải là một lá thư, nhưng đúnghơn là một bài giảng. Ở phần kết, chương 13, lối hành văn được chuyển sang thểthức của một lá thư. Người ta phỏng đoán rằng đây là một bài giảng được sao chéplại và gởi đi, cùng với một đoạn ngắn được ghi thêm để gởi cho các độc giả.
Xem thêm: Cùng Nhau Học Tiếng Anh Qua Bài Hát Rolling In The Deep Nghĩa Là Gì ?
<9>Không ai biết được tác giả nguyên thuỷ của nó. Dựa trên nội dung phần chính củatác phẩm này, người ta cho rằng độc giả của nó có thể là những Kitô hữu gốc DoThái nhưng giả thiết này không hoàn toàn thuyết phục. Chúng ta cũng không biếtrõ thời gian biên soạn nguyên thuỷ của nó. Vì Timothe được nhắc tới (13, 23)nên có thể nói rằng nó được biên soạn trước khi Timothe qua đời, đồng thờithánh Clemente thành Rôma cũng đã biết đến nó.<10> Chúng takhông thể biết chắc có phải nó được viết trước khi Đền Thờ bị phá huỷ vào năm70 AD hay không, bởi vì những quy chiếu của nó chỉ nhắm tới nền phụng tự Đền ThờCựu ước, chứ không liên hệ đến Đền Thờ do Hêrôđê xây dựng. Nó tuyên bố rằngGiao ước cũ đã qua (8, 13) nhưng điều đó không chắc chắn có nghĩa là những nghilễ của nó vẫn còn hiệu lực hay đã kết thúc. Như vậy, có thể phỏng đoán rằng Thưgởi tín hữu Hippri được biên soạn trong khoảng năm 67-90AD.
2. Trọng điểm củabài giảng<11>
Chúng ta có thể tìmthấy điểm nổi bật của toàn bộ bài giảng ở trong chương 8 và chương 9. Tác giảviết trong 8,1 rằng: kephalion,“đầu”hay “thiết yếu”, của bài giảng là loại hay kiểu Thượng Tế mà chúng ta có nơi ĐứcKitô. Tác giả tiếp tục miêu tả vị trí của Thượng Tế, sứ vụ, hy tế và kết quả làgiao ước. Hai chương này xây dựng trên những gì đã trình bày trong các chươngtrước đó, nên để xem xét và hiểu rõ một cách chi tiết cần phải đọc lại những lậpluận trước đó.
Tác giả làm tươngphản những gì đã xảy ra trước đây trong giao ước và nghi lễ cũ với những gì đãđược hoàn tất nhờ Đức Kitô bằng các bước lập luận:
Điều đó được tiếptheo bởi:
8,7-13: Giao ước cũ.Bằng một trích dẫn từ sáchNgôn sứ Giêrêmia (Gr 31,31-34) tác giả một lần nữa đã sử dụng chính bản văn Cựuước, để cho thấy rằng Cựu ước là khiếm khuyết và giờ đây đã bị vượt qua.
Như vậy, tác giảcho thấy Đức Kitô đã mang lại một sự tu chỉnh Lều hay Thánh Điện và việc phụngtự một cách dứt khoát. Khi làm như vậy, Đức Kitô thiết lập giao ước mới và mộttầm mức mới của phụng tự đem lại phúc lành của sự hiệp thông vĩnh cửu với ThiênChúa.
Đức Kitô, ThượngTế hoàn hảo, phải là trung gian giữa Thiên Chúa và nhân loại. Điều này được nhắctới ở phần đầu của tác phẩm 1,5 - 2,18. Phần thứ nhất, 1,5 - 2,4 trình bày ĐứcKitô là Con Thiên Chúa. Phần thứ hai, 2,5-18 cho thấy Ngài gần gũi với nhân loại.
2, 17 miêu tả ĐứcKitô là Thượng Tế lo việc của Thiên Chúa, là Đấng “thương xót và trung tín”. ĐứcKitô trung tín được giải thích trong 3, 1-6. Sự trung tín trổi vượt Môsê bởi vìĐức Kitô trung tín như một người con. Do đó sự gần gũi với Thiên Chúa được chấpnhận.
Đức Kitô thươngxót được giải thích trong 4,15-5,10 nhấn mạnh đến việc Ngài cũng thuộc về nhânloại.
Việc trung gian vớitư cách Thượng Tế không được kết luận bằng việc có chân trong cả hai lều trại.Việc trung gian này là động lực và được thiết lập thông qua việc dâng hy tế làchính bản thân Đức Kitô trong cuộc khổ nạn và phục sinh. Đức Kitô trở thành Tưtế thông qua hành động dâng hy tế mang tính tư tế và việc chấp nhận hy tế củaThiên Chúa. Điều này được miêu tả trong 5,5-10.
5,5-6: Đức Kitôkhiêm nhường hướng tới chức tư tế và được Thiên Chúa tuyên bố là Thượng Tế. Cómột sự tương tự với Pl 2,6-8. Việc hoá mình ra không được nhắc ở đây và sau đóđược nâng lên cao, nhưng trong trường hợp này nó thuộc về chức vụ Thượng Tế. Điểmmấu chốt đó là chức vụ này là một hệ quả của Đức Kitô chứ không làm vinh danhNgài qua tham vọng cá nhân, nhưng qua đau khổ. Điều này được thể hiện rõ ràngtrong những câu sau đó.
5,7-8: Đức Kitô dâng lời cầu xin khẩn nài. Từ ngữ đượcdùng để diễn tả hành động dâng là từđược sử dụng trong bối cảnh hy tế,prosenegkas.Nhữngquy chiếu về tiếng kêu gào, nước mắt và cái chết gợi nhắc cuộc khổ nạn. Nhữngđiều này khiến chúng ta như đang nghe lời chú giải về cơn hấp hối trong vườn vàtrên thập giá. Cũng trong câu này lời cầu nguyện của Ngài được nghe. Chính thái độ dâng hiến đem lại đặc tính thánh thiện choviệc dâng này. Chúng ta đọc thấy rằngvì lòng tôn kính và hiếu thảo (eulabeia) màNgài được nhậm lời (5.8). Vì lý do này hy tế của Ngài được chấp nhận. Rõ ràngđiều này không có nghĩa Ngài được giữ gìn thoát khỏi cơn hấp hối của cuộc khổ nạn,và cái chết trên thập giá. Nếu việc dâng quychiếu đến cuộc khổ nạn, cam chịu với lòng hiếu thảo, thì việc nghe chỉ có thể quy chiếu đến việc chấp nhận, điều đó được thểhiện trong sự phục sinh. Điều này giả định rằng việc dâng là có thể chấp nhậnvà được chấp nhận. Chúng ta đọc thấy rằng, dù là Con, Ngài đã học vâng phụctrong đau khổ.
Như vậy không cónghĩa người con này đôi khi không vâng lời nên phải học một bài học. Tác giảthư Hippri đã nhấn mạnh rằng Thượng Tế của chúng ta vô tội (4,15). Nhưng vì bảntính mà Đức Kitô cùng chia sẻ với chúng ta (2,11) đã bị sụp đổ do không vâng phục,và trong hy tế của mình, bản tính nhân loại học vâng phục và khi đó nó được kiện toàn.
5,9-10: Những câunày khẳng định rằng hy tế được chấp nhận. Ngài trở nên hoàn thiện. Đây là cách mà Đức Kitô trở nên nguồn sống vĩnhcửu và được tuyên bố là Thượng Tế theo dòng Melkixede. Từ khoá ở đây là teleiotheis.Từ này hiểu sát nghĩalà làm cho hoàn thiện. Trong bản Bảy Mươi, hạn từ này hầu như chỉ được sử dụngtrong sách Xuất Hành và Lêvi để nói về việc thánh hiến hay “việc thánh hiến củalễ phong chức tư tế”. Hy tế được mô tả trong 5,7-8 được chấp nhận như là của lễcủa việc hiến dâng tư tế. Đức Kitô, dâng chính mình làm hy tế, được thánh hiếnqua việc được lắng nghe và được chấp nhận.
Chúng ta lưu ý mộtsự thay đổi tận căn từ chức tư tế Cựu ước. Trong chức tư tế Tân ước, hy tế đượclàm ra bởi sự yếu đuối của các tư tế và họ cần được nâng lên Thiên Chúa. Với ĐứcKitô, chấp nhận sự yếu đuối và liên hệ mật thiết nhất với nhân tính chính là hytế. Giờ đây Ngài là nguồn ơn cứu độ “dành cho những ai vâng phục Người”. Đây làđiều phù hợp với tính chất của chức tư tế, trong đó tư tế là trung gian của LờiChúa thông qua các lời sấm và việc giảng dạy Torah. Dân Cựu ước thỉnh cầu sự trung gian của tư tế để nhận biết sựphán quyết và ý muốn của Thiên Chúa dành cho họ. Vai trò ấy bây giờ thuộc về ĐứcKitô.
Ngài được tuyên bốlà Thượng Tế theo dòng Melkixede. Như chúng ta đọc thấy trong chương 7, quy chiếucụ thể ở đây là lời tiên báo của Thánh Vịnh 110, 4 được hoàn tất trong ĐứcKitô. Chức tư tế của Ngài không phụ thuộc vào dòng dõi nhân loại, mà cụ thể làcon cái chi tộc Lêvi. Melkixede, người không có tổ tiên, được trình bày như làhình ảnh của Đức Kitô. Nhưng ở đây, điểm nhấn không phải là sự tiền hữu từ vĩnhcửu của Người Con. Kết quả của hy tế đó là chức tư tế của Đức Kitô được thiết lập.Với tư cách là Người Con và nhân loại phục sinh, Ngài là tư tế cho đến muôn đời.Hy tế của Ngài cũng tồn tại muôn đời. Là trung gian, điều này không chỉ cónghĩa Ngài là Người Con thực sự của Thiên Chúa và đã nhập thể thực sự. Nhântính của Ngài đã được biến đổi vĩnh viễn thông qua hy tế, nhờ đó, nó hoàn hảo,và thông qua việc thánh hiến này, Ngài trở nên Thượng Tế không ai sánh bằng.“máu của Đức Kitô
9,15-22:Giao ước mới.Vì chức tư tế mới được thiếtlập trong Đức Kitô, nên có một giao ước mới. Chức tư tế mới được thiết lập bởihy tế của Ngài. Trong Ga 9, 12 điều này được miêu tả như là việc Đức Kitô tiếnvào cung thánh mang theo máu của chính Ngài. Một nơi khác trong Tân ước giúpchúng ta có thể tìm thấy các thuật ngữ máu và giao ước được liên kết với nhau trong các trình thuật về việc lậpbí tích Thánh Thể. Đây là nơi mà nhữngquy chiếu đến Đức Kitô như là “hy tế”, “Chiên Vượt qua” và “chiên” đúng với ýnghĩa của chúng.
Giao ước giữaThiên Chúa và dân hoàn toàn không bình đẳng. Sự khởi xướng luôn luôn phát xuấttừ ân huệ nhưng không và sự can thiệp của Thiên Chúa. Nó cũng đòi hỏi máu vìhai lý do. Máu cần cho sự thanh tẩy,<14> mà nếukhông có, con người không thể đến gần Thiên Chúa. Cũng vậy, đi vào một giao ướcvới lời mời gọi của Thiên Chúa đòi hỏi hành vi từ phía con người. Điều này chỉcó thể thông qua cái chết và đổ máu.<15>
9,15-22 giới thiệumột yếu tố khác qua việc sử dụng phạm vi ý nghĩa của một từ:diatheke.Thuật ngữ chuyên môn nàycó nghĩa là thoả ước (covenant)và/hay di chúc(testament)(liênquan đến việc thừa kế hay một ý muốn). Cái chết của Đức Kitô được nối kết vớiba yếu tố. Đó là việc đền bù để thanh tẩy tội lỗi, thiết lập giao ước mới vàđem lại một quyền thừa kế mới. Hành động duy nhất của Đức Kitô đã bãi bỏ sự cảntrở của tội lỗi ngăn chặn việc thiết lập một giao ước thực sự. Nó đưa nhân loạiđi vào sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa thông qua vị trung gian hoàn hảo.Hơn nữa, nó mặc khải kế hoạch của Thiên Chúa dành cho nhân loại như là thừa kếlời hứa, nhưng bây giờ mới được hoàn tất.
Ở đây, chúng tathấy sự nối kết trực tiếp với một truyền thống cũng có trong Tin Mừng. Sự phụcsinh được nối kết với sự phá huỷ và dựng Đền Thờ. Trong Ga 2, nó được trình bàyrõ ràng (Ga 2,21 -22). Trong Mt và Mc sự phá huỷ được nối kết với việc tôn vinhĐức Kitô, Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa (Mt 26,61.64; Mc 14,58.62). Sau cái chếtvà phục sinh của Đức Kitô không cần tới “Lều” hay thánh điện nữa, bởi vì thânthể phục sinh của Đức Kitô đã thay thế. Ngài bước vào nơi hiện diện của ThiênChúa trong sự hiệp thông vĩnh cửu. Thông qua thân xác con người chết và phụcsinh của Ngài, các tín hữu cũng có thể đi vào. Jean Galot triển khai điều này mộtcách độc đáo khi cho rằng việc xây dựng đền thờ mới này ẩn ý một chức tư tế mới.<16>
3. Sự hoàn tất viênmãn
Trong các chươngsau đó,Thư gởi tín hữu Hippri tiếp tục nhấn mạnh hy tế của Đức Kitô là siêu vượttrên mọi hy tế trước đây. Điều này không có ý là một sự phát triển mang tính biểutượng hay thi phú nhưng là điều tác động thực sự trên mỗi hữu thể con người thôngqua quyền năng biến đổi của nó. Vanhoye nói:
Người ta cần phảicẩn trọng khi nói tác giả Thư Hippri đang sử dụng lối “ẩn dụ” khi áp dụng danhhiệu Thượng Tế cho Đức Kitô và đặt tên “hy tế” cho cuộc khổ nạn vinh quang củaNgài. Quan điểm của ông hoàn toàn ngược lại: chính trong Cựu ước mà chức tư tếvà hy tế được dùng với nghĩa ẩn dụ, khi chúng áp dụng một hình ảnh bất toànmang tính biểu tượng, trong khi đó, mầu nhiệm Đức Kitô những lời văn đạt tới ýnghĩa thực sự của chúng, với sự hoàn tất viên mãn.<17>
Những Kitô hữutiên khởi đã không đồng nhất Đức Kitô với các tư tế hay thượng tế thời bấy giờ.Chức tư tế của Đức Kitô đã chuyển sang một phạm vi mới tận căn. Nó để lại saulưng thẩm quyền của lề luật về gia đình thượng tế trong nhân tính của Đức Kitô.Hơn nữa, và quan trọng hơn rất nhiều, nó đã vượt xa vai trò tế tự của các tư tếCựu ước và nó hoàn toàn xoá bỏ thiết chế ấy. Hay nói cách khác, nó hoàn tất việctế tự Cựu ước. Tư tế mới này không chỉ là một công cụ tuyên lời sấm của ThiênChúa, Ngài không đơn thuần là cái máy trình bày ý muốn Thiên Chúa, Ngài khôngđơn thuần là máng truyền những phúc lành của Thiên Chúa. Hơn ai hết, Ngài làngười đã thực hiện những nghi lễ phân tách vĩ đại hơn thông qua việc thanh tẩyđể đi vào nơi hiện diện của Đấng Thánh. Thân thể phục sinh của Ngài là chínhThiên Chúa, Đấng ban lề luật và nguồn gốc của mọi phúc lành, đồng thời cũng làcon người đã được biến đổi một cách viên mãn thực sự. Mức độ trung gian này làkhông thể trong chế độ Cựu ước. Điều này được đạt tới bởi hy tế hoàn hảo củaNgài thông qua cuộc khổ nạn – dâng hy tế và phục sinh – chấp nhận.
Đây không chỉ làchức tư tế bị xoá bỏ thông qua hy tế của Đức Kitô. Đền Thờ được khép lại vào mộtgiao ước vĩnh cửu và mới được giới thiệu. Thân xác phục sinh của Đức Kitô là ĐềnThờ mới và giao ước mới. Việc phụng tự của Đức Kitô thay thế mọi nghi lễ khác.
Xem thêm: Thuốc Hidrasec 10Mg Là Thuốc Gì ? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
Đức Kitô là tư tếtrung gian tối cao bởi vì Ngài là Con Thiên Chúa dâng hy tế lên Thiên Chúa làCha, thông qua toàn bộ đời sống và cái chết của Ngài, trong sự Phục Sinh và ThăngThiên, được chấp nhận.