Thiết Phiến Công Chúa Là Ai

  -  

Các yêu tinh trong Tây Du Ký tuyệt đại đa số đều có kết cục bi ai, người thì bị đánh chết, người thì bị thu phục dẫn đi. Tuy nhiên trong đó có một nhân vật khá đặc biệt, cản đường thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, dẫn đến một cuộc truy sát của các Thần Tiên, nhưng cuối cùng, tiên giới không thu, địa ngục không nhận, lại được phóng thích tự do.

Bạn đang xem: Thiết phiến công chúa là ai


*

Cho tới tận bây giờ, Tây Du Ký vẫn ẩn chứa quá nhiều điều hấp dẫn.

Yêu tinh đó thông qua tu luyện, lại đắc đạo thành Tiên. Đây chính là nhân vật xuất hiện ở hồi thứ 59 - Thiết Phiến Công Chúa. Trong truyện miêu tả đây là nhân vật có quan hệ rất mật thiết với Tôn Ngộ Không, Hành Giả còn từng gọi Thiết Phiến Công Chúa hai tiếng "tẩu tẩu".


*

Hình tượng Thiết Phiến Công Chúa do Vương Phụng Hà thủ vai.

Đoạn đối thoại của Tôn Ngộ Không với tiều phu ở núi Thuý Vân tại hồi thứ 59 vừa vặn nói tới lai lịch của Thiết Phiến Công Chúa. Sau khi Tôn Ngộ Không được người chỉ đến núi Thuý Vân tìm Thiết Phiến Tiên, đến nơi lại gặp một người tiều phu vừa đốn củi vừa ca hát, bèn cất giọng hỏi thăm

- Xin hỏi bác một điều, đây có phải là núi Thúy Vân không ạ?

- Chính phải.

- Động Ba Tiêu của Thiết Phiến Tiên ở nơi nào?

- Động Ba Tiêu thì có nhưng không có Thiết Phiến Tiên. Chỉ có Thiết Phiến Công Chúa, và có tên nữa là bà La Sát thôi.

– Người ta đồn rằng vị ấy có cây quạt Ba Tiêu có thể dập tắt được lửa Hỏa Diệm Sơn có phải không?

– Phải! Phải! Vị thánh ấy có thứ bảo bối có thể dập tắt lửa, bảo vệ cho người dân vùng ấy, nên ở vùng ấy người ta gọi là Thiết Phiến Tiên. Chứ người vùng tôi không cần đến vị thánh ấy, nên chỉ gọi theo tên là bà La Sát, vợ của Đại Lực Ngưu Ma Vương.

Mấu chốt chính là nằm trong đoạn hội thoại này, một là Thiết Phiến Tiên, hai là Bà La Sát. Tại sao? Bởi thông qua hai câu này chúng ta có thể kết luận rằng, Thiết Phiến Tiên chính là hình tượng nhân vật kết hợp giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa Phật giáo. Thiết Phiến Tiên là một nhân vật trong thời cổ đại của dân tộc Trung Hoa, còn Nữ La Sát lại thuộc về văn hóa của Phật Giáo Ấn Độ cổ.


*

Thiết Phiến công chua và Ngưu Ma Vương.

Truyện Tây Du Ký bắt đầu được thịnh hành từ thời Nguyên Minh. Có một người tên gọi Dương Cảnh Hiền làm nghề tạp kỹ (kinh kịch) sáng tác bộ một Tây Du Ký gồm 6 cuốn 24 hồi. Đây cũng có thể được gọi là bản thảo đầu tiên của "Tây Du Ký" mà sau này Ngô Thừa Ân dựa vào để sáng tác. Trong hồi thứ 19 "Thiết Phiến Hung Uy" của tạp kỹ, xuất hiện một nữ yêu quái tên Thiết Phiến, đây cũng chính là hình tượng nhân vật nguyên thuỷ nhất của Thiết Phiến Tiên.


*

Chỉ có điều, trong Tây Du Ký của Dương Cảnh Hiền thì Thiết Phiến Tiên không phải vợ của Ngưu Ma Vương, cũng chẳng phải mẹ của Hồng Hài Nhi. Đây là nhân vật vốn có xuất thân từ chốn Thần Tiên, là Thần quản lý Phong Thần trên Thiên Đình, do một lần uống rượu say đắc tội với Vương Mẫu phải rời khỏi Thiên Đình đến núi Thiết Tha. Trong tay Thiết Phiến có cây quạt nặng hơn nghìn cân, bên trên có 24 dẻ quạt, pháp thuật kinh thiên động địa.


*

Khi thầy trò Đường Tăng đi Tây Thiên thỉnh kinh, trên đường đi gặp Hoả Diệm Sơn cản trở, Tôn Ngộ Không đi tìm Thiết Phiến mượn quạt. Nhưng trong lúc Tôn Ngộ Không đi mượn quạt, do lời lẽ không thuận khiến cho nữ yêu Thiết Phiến tức giận, hai bên đấu pháp, Tôn Ngộ Không không có cách nào đánh thắng.


Sau đó được Quan Âm giúp sức, mời Lôi Công, Điện Mẫu, Phong Bá, Vũ Sư, Ki Thủy Báo, Tham Thủy Viên, Đẳng Thủy Bộ Thần Thông đến mới thu phục được nữ yêu Thiết Phiến, đoạt lấy quạt đi dập lửa Hoả Diệm Sơn. Đây chính là hình tượng nguyên mẫu về Thiết Phiến Tiên trong Tây Du Ký.

Trong truyện còn nhắc đến Thiết Phiến Tiên với cái tên Nữ La Sát (hay còn gọi là Bà La Sát). Đây chính là một nhân vật trong văn hóa Phật giáo. Nữ La Sát trong Phật giáo còn được gọi với tên La Sát Tư, là một ác quỷ trong thần thoại Ấn Độ cổ. Lần đầu xuất hiện trong "Lê Câu Phệ Đà" là tên thường gọi của ác nhân. Trong văn hoá Phật giáo, Nữ La Sát là một ác quỷ nhưng có dung mạo tuyệt đẹp, mà cũng không phải 1 người mà có đến hơn 10 người.

Ta lại bàn một chút về tính cách và hình tượng của Thiết Phiến công chúa. Tuy là một nữ yêu, nhưng Thiết Phiến lại có trái tim của một người mẹ, sự bao dung, trí tuệ và cả sự cống hiến. Thiết Phiến cũng rất yêu Ngưu Ma Vương. Trong Tây Du Ký kể rằng, Ngưu Ma Vương có "bồ nhí" thì hắt hủi Thiết Phiến, dọn đến ở cùng vợ hai. Thiết Phiến ngày đêm nhớ nhung, vò võ hao mòn ở trong động.


Tôn Ngộ Không biết chuyện, bèn thừa nước đục thả câu, biến hóa ra hình tượng Ngưu Ma Vương đến lừa Thiết Phiến cây quạt. Thiết Phiến lâu ngày không gặp chồng, thấy Ngưu Ma Vương đột nhiên đến thăm thì mừng mừng tủi tủi, sai bọn hầu bày đặt tiệc hoa, yến ẩm tưng bừng, đầu mày cuối mắt, hết lòng hầu hạ.

Chẳng ngờ tấm chồng hờ kia lại phụ một chân tình của Thiết Phiến. Ngộ Không cũng thật là bất nhẫn, nỡ lòng lừa gạt người chinh phụ! Sau đó là biết bao nhiêu màn kịch hay cứ tiếp diễn nhau, đan cài nhau khiến độc giả trải qua biết bao cung bậc cảm xúc.

Ngưu Ma Vương biết quạt bị mất, lại biến thành Trư Bát Giới, giữa đường chặn Ngộ Không, lừa lấy lại quạt. Ngộ Không và Bát Giới đến động phủ của Ngưu Ma Vương thách đánh. Hai bên đánh nhau mấy trận long trời lở đất. Thiên binh thiên tướng đến trợ lực, thả ra thiên la địa võng, mãi mới hàng phục được con trâu già Ngưu Ma Vương.


Thiết Phiến công chúa lúc ấy quỳ xuống đất xin các Thần tha cho chồng, nguyện đem quạt Ba Tiêu giúp Đường Tăng vượt Hỏa Diệm Sơn an toàn. Lại vẫn là tấm lòng nhân hậu, vị tha của một người vợ. Dù chồng của mình cạn tàu ráo máng, không còn chung thủy, Thiết Phiến trước sau vẫn một lòng lo lắng, khoan dung.

Đây quả thực là một nhân vật không hề tầm thường vậy! Chẳng trách ngày nay cánh đàn ông thường hay ví von vui nhộn rằng vợ mình là "Bà La Sát". Đúng vậy, có một Bà La Sát nóng tính mà thật đáng yêu, mạnh mẽ nhưng lại yếu mềm như thế, các đức ông chồng còn ước muốn chi đây?


Nữ quái khiến Thần Phật phải dè chừng

Tây Du Ký 1986 cho đến hiện tại vẫn được coi là phiên bản kinh điển nhất đối với nhiều thế hệ khán giả. Đáng chú ý, ngoài 4 diễn viên chính là thầy trò Đường Tăng, những yêu quái xuất hiện trong phim cũng để lại dấu ấn đậm nét người xem. Trong đó, Bà La Sát - Thiết Phiến công chúa với bảo bối là chiếc Quạt Ba Tiêu khiến đối thủ nào cũng phải kiêng dè.

Xem thêm: Teus Là Gì ? What Is Teu Shipping

Kim Xảo Xảo: Mỹ nhân "Tây Du Ký" tai tiếng nhất Cbiz bị nghi bán dâm, tiểu tam ầm ĩ và cuộc sống nhung lụa bên CEO

Quạt Ba Tiêu là quạt gió tiên. Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không phải 3 lần lặn lội đi mượn Quạt Ba Tiêu từ Thiết Phiến công chúa để dập lửa ở Hoả Diệm Sơn.


Bà La Sát - Thiết Phiến công chúa là vợ Ngưu Ma Vương, mẹ Hồng Hài Nhi.

Tuy nhiên, vì căm hận Tôn Ngộ Không đã khiến Hồng Hài Nhi bị Quan Âm Bồ Tát thu phục chia lìa mẹ con bà nên kiên quyết không cho mượn quạt. Bà La Sát vốn có lai lịch không hề tầm thường, nàng chính là tiên nữ cấp dưới, phụng sự tại cung Đâu Suất của Thái Thượng Lão Quân.

Cuối hồi 60 của tác phẩm, nhân đoạn Ngưu Ma Vương bị quây đánh, hết đường tháo thân trước động Ba Tiêu, đành phải kêu vợ mình - Thiết Phiết đưa ra quạt Ba Tiêu, tác giả Ngô Thừa Ân có viết:"La Sát nghe kêu, liền cởi đồ sắc phục, thay áo trắng theo cách đạo cô, cầm cây quạt ra trước cửa động, quì xuống thưa rằng: Xin các vị tha chồng tôi khỏi thác, tôi xin cho Tôn thúc thúc mượn cây quạt mà quạt Hỏa Diệm Sơn".


Sau khi La Sát nói câu đó thì Lý Thiên Vương – Na Tra dắt chàng Ngưu bay về trời, còn tất cả các chư thần đều lui hết. Rõ ràng, họ trước sau không hề có ý mạo phạm tới La Sát, đủ hiểu vai vế của nàng – dù trong thân phận của tiên nữ bị đày dưới trần gian – là không hề tầm thường.

Mỹ nhân 2 lần bén duyên với vai Bà La Sát

Thủ vai Bà La Sát trong tác phẩm kinh điển này là nữ diễn viên Vương Phụng Hà. Bà sinh năm 1955 tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc và sở hữu niềm đam mê nghệ thuật ngay từ thuở nhỏ. Lên 4 tuổi, Vương Phụng Hà bắt đầu học Kinh kịch. Ở tuổi ngoài đôi mươi, bà đã trở thành một trong những diễn viên ưu tú nhất của Viện Kinh kịch tỉnh Cát Lâm.

Sự nghiệp của Vương Phụng Hà bắt đầu có bước ngoặt lớn sau khi tham gia vở Kinh kịch Hỏa Diệm Sơn vào năm 1983. Trong Hỏa Diệm Sơn, Vương Phụng Hà vào vai Bà La Sát - Thiết Phiến công chúa.

Nhờ diễn xuất tốt, tài hát hay và múa giỏi, vai diễn Bà La Sát của bà được đông đảo khán giả đón nhận. Tác phẩm Hỏa Diệm Sơn cũng giành giải xuất sắc tại Lễ trao Nghệ thuật Hí khúc toàn quốc năm 1983.


Quan trọng hơn, chính tác phẩm này giúp Vương Phụng Hà lọt vào mắt xanh của đạo diễn Dương Khiết. Bà được nữ đạo diễn chọn vào vai Bà La Sát - Thiết Phiến công chúa trong bộ phim kinh điển Tây Du Ký 1986.


Trước khi quay Tây Du Ký 1986, Vương Phụng Hà đã dành nhiều thời gian phân tích nhân vật Bà La Sát - Thiết Phiến công chúa. Theo bà, Bà La Sát tuy không phải là yêu quái nhưng cũng không phải là người tốt.

Phần lớn cảnh quay của nhân vật Thiết Phiến công chúa được thực hiện ở Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây. Mặc dù quay phim trong địa hình hang động, núi đá khá khó khăn, vất vả nhưng Vương Phụng Hà không bao giờ phàn nàn mà luôn tận tụy, cố gắng hoàn thành tốt nhất vai diễn của mình.


Cũng vì vậy, nữ diễn viên nhận được lời khen không ngớt từ đạo diễn Dương Khiết: "Vương Phụng Hà là một trong những diễn viên tôi ưng ý nhất. Cô ấy đóng chuyên nghiệp, tinh thần làm việc rất cao, không nề hà ngại khó ngại khổ".

Khi Tây Du Ký 1986 phát sóng, vai diễn Bà La Sát của Vương Phụng Hà nhận được nhiều tán thưởng của khán giả. Lối diễn xuất chân thật, giàu cảm xúc và không khoa trương giúp phiên bản Bà La Sát của Vương Phụng Hà cho đến giờ vẫn được coi là đẹp và thành công nhất, không thể vượt qua trên màn ảnh Hoa ngữ.

Cuộc đời ngắn ngủi

Nhờ vai diễn Bà La Sát, tên tuổi Vương Phụng Hà vang rộng khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, "hồng nhan bạc phận", 3 năm sau Tây du ký, bà được phát hiện mắc bệnh ung thư vú. Từ năm 1989, Vương Phụng Hà phải điều trị xạ trị, cơ thể suy yếu, cả ngày chỉ ăn được một bát cháo, mỗi ngày đều phải uống cả một bát thuốc lớn. Sau phẫu thuật, sức khỏe của Vương Phụng Hà được cải thiện hơn, bà lại tiếp tục lao vào công việc.

Trong thời gian chống chọi với bệnh tật, dù rất mệt mỏi và đau đớn, "Bà La Sát" vẫn luôn giữ thái độ lạc quan, kiên cường.


Vương Phụng Hà qua đời ở tuổi 38 vì căn bệnh ung thư vú.

Nữ diễn viên từng chia sẻ trong một show truyền hình vào năm 1990: "Tôi cảm thấy cuộc sống này thật ngắn ngủi. Có một gia đình êm ấm, một công việc tốt, một vai diễn để người ta nhớ tới, bản thân tôi thấy mình đã rất may mắn. Sống không hề uổng phí".

Cái chết của Vương Phụng Hà khiến người thân, bạn bè và khán giả không khỏi xót xa. Một người bạn của bà trong đoàn phim Tây du ký đau xót chia sẻ: "Năm 1989, chúng tôi cùng đoàn Tây Du Ký còn đến Cát Lâm chơi. Cô ấy mời chúng tôi đến nhà ăn cơm. Nhìn cô ấy thật sự rất khỏe, nào ai ngờ chỉ chưa đầy 4 năm sau đó, cô ấy đã qua đời".


Lục Tiểu Linh Đồng thì day dứt nói: "Bà La Sát là bạn rất thân với tôi ngoài đời thực. Chúng tôi cùng đóng chung, cùng trao đổi công việc. Tôi có lỗi khi không biết chị ốm khi đó, càng day dứt khi ngày chị qua đời đã không thể có mặt".

Xem thêm: Game Siêu Nhân Gao - Game Siêu Nhân Đánh Nhau 2 Người

Cho đến nay, đã 27 năm kể từ ngày Vương Phụng Hà ra đi, nhân vật "Bà La Sát" của bà vẫn được đánh giá là kinh điển nhất trong các phiên bản của Tây du ký.