Thẻ Điểm Cân Bằng Là Gì
Áp dụng cho:Balanced scorecard trong tiếng có nghĩa nôm na là “Thẻ điểm cân bằng”. Đây là một mô hình quản trị chiến lược ở cấp độ cơ bản nhất, định hướng cho doanh nghiệp trong suốt quá trình thiết lập, triển khai, theo dõi và đo lường kết quả của chiến lược đặt ra.
Bạn đang xem: Thẻ điểm cân bằng là gì
Sử dụng tài liệu Mô hình Thẻ điểm cân bằng - BSC này như một phương pháp cập nhật kiến thức cá nhân trên mô hình này hoặc trong quá trình đào tạo Phát triển Kinh doanh.Nội dung:Được phổ biến bởi Robert Kaplan và David Norton vào những năm 90, Thẻ điểm cân bằng là một công cụ quản lý hiệu suất chiến lược, như tên gọi của nó, thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng trong quản lý hiệu suất. Kaplan và Norton mô tả bốn quan điểm cốt lõi mà một công ty nên đo lường để tạo ra giá trị lâu dài. Công cụ này cho phép bạn sắp xếp các hoạt động kinh doanh theo tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp.
Cấu trúc mô hình BSC (Balanced scorecard)Mô hình BSC (Balanced scorecard) bao gồm 4 yếu tố được coi là 4 thước đo của hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. Chúng được sắp xếp theo một trật tự nhất định và có ảnh hưởng lẫn nhau từ dưới lên trên theo kế hoạch đặt ra từ trước.
Xem thêm: Ngày Ông Táo Tiếng Anh Là Gì ? Ngày Ông Công Ông Táo Tiếng Anh Là Gì

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chơi Cờ Úp Hay, Cách Chơi Cờ Úp Từ Cơ Bản Tới Nâng Cao
Điều đặc biệt là không có con số chính xác và giới hạn cao nhất cho thước đo này, mà mọi tiêu chí đều có thể trau dồi tốt hơn song song với sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ.Hãy xem xét các công cụ, hành động và chính sách có liên quan tới năng lực, năng suất làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp bạn. Bạn sẽ nhận được câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi: Làm thế nào doanh nghiệp có thể cải thiện năng suất và tạo ra giá trị?Nếu như thước đo học tập & phát triển trả về kết quả tốt, bạn đang có thế mạnh về đào tạo nhân viên và biết cách áp dụng các công cụ làm việc hiệu quả. Doanh nghiệp như vậy sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, dễ thích ứng hơn với các thay đổi và thức thời hơn với các điều mới mẻ, đặc biệt là với các phần mềm 4.0 hiện nay.5. Mối quan hệ giữa các thước đo trong mô hình BSC Trong những ngày đầu tiên mô hình BSC được xây dựng, 4 thước đo tình hình sức khoẻ của doanh nghiệp kể trên độc lập với nhau và doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc bỏ qua một vài trong số đó. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng chúng đều quan trọng và có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau rất khăng khít.Dựa theo mô hình, quy trình hoàn thiện các thước đo trong BSC (Balanced scorecard) được thực hiện từ dưới lên trên, nghĩa là mỗi thành phần của mô hình được xây dựng bởi một hoặc nhiều mô hình trước đó.Nếu bạn chú trọng đào tạo nhân viên và xây dựng được một nền văn hoá chia sẻ thông tin hiện đại (Thước đo học tập & phát triển), doanh nghiệp sẽ hoạt động trơn tru và năng suất hơn (Thước đo quá trình hoạt động nội bộ). Nhờ sự bền vững trong nền tảng nội bộ đó, doanh nghiệp sẽ có khả năng tạo ra giá trị và chăm sóc khách hàng tốt hơn (Tiêu chí khách hàng). Khi khách hàng cảm thấy hài lòng, chắc chắn họ sẽ ủng hộ sản phẩm / dịch vụ của bạn; nhờ vậy mà doanh nghiệp thu về doanh thu và lợi nhuận cao.Bên cạnh đó, từng yếu tố mục tiêu trong một thước đo cũng có thể có mối quan hệ nhân - quả với nhau. Ví dụ: Trong thước đo tài chính, giảm chi phí và tăng doanh thu đều dẫn tới chung một mục đích là tối đa hoá lợi nhuận.4 Lợi ích lớn nhất của mô hình BSC (Balanced scorecard) đối với doanh nghiệp1. BSC giúp lập kế hoạch chiến lược tốt hơnBalanced Scorecard cung cấp một bộ khung thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố mục tiêu với nhau, nghĩa là chúng đã đồng thuận với một chiến lược cốt lõi nhất định. Kết quả thực hiện các yếu tố mục tiêu này chính là các mảnh ghép để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh về chiến lược của doanh nghiệp bạn.2. BSC giúp cải thiện truyền thông doanh nghiệpKhi đã có một bức tranh chiến lược hoàn chỉnh - tất cả chiến lược được “vẽ” trên một mặt giấy, bạn sẽ dễ dàng hơn để triển khai kế hoạch truyền thông doanh nghiệp, bao gồm cả truyền thông bên ngoài và truyền thông nội bộ. Mô hình BSC không những giúp đối tác và nhân viên của bạn hiểu rõ hơn về nội dung chiến lược mà còn có ấn tượng và dễ nhớ tới từng ưu điểm, nhược điểm,... của các thước đo bạn đang thực hiện.3. BSC giúp liên kết chặt chẽ các dự án khác nhau trong doanh nghiệpKhi đã có bộ khung là mô hình BSC, mọi kế hoạch dự án nhỏ lẻ đều có nền móng và cơ sở chiến lược để dễ dàng xây dựng. Nhờ vậy, bạn có thể đảm bảo rằng toàn thể doanh nghiệp đang thống nhất đi chung một hướng mà không có dự án nào bị lãng phí cả.4. BSC giúp cải thiện hiệu suất báo cáoBSC có thể được sử dụng để làm đề cương báo cáo tổng quan. Điều này giúp cho việc báo cáo trở nên nhanh chóng và gọn gàng hơn, với các nội dung tập trung được rõ nhất vào các vấn đề chiến lược quan trọng nhất.Mục tiêu:Một công cụ phát triển hữu ích cho các khóa đào tạo.