MÃ SỐ ĐTNT LÀ GÌ

  -  

Tôi mới sử dụng chương trình quản lý thuế, tôi không biết chương trình làm được những công việc gì? Có thể giới thiệu cho tôi quy trình thao tác với chương trình ứng dụng quản lý thuế cấp Chi cục trên máy tính được không?

*
*

Trả lời: Trong chương trình cũng như trong thực tế quản lý, muốn làm được công việc này, thì trước đó cần phải hoàn thành 1 công việc nào đó. Vì vậy chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn quy trình thao tác với chương trình ứng dụng quản lý thuế cấp Chi cục trên Máy tính.

Bạn đang xem: Mã số đtnt là gì

Đang xem: Mã số đtnt là gì

Bước 1. Cài đặt hệ chương trình: Chương trình phải được cài đặt thống nhất trên tất cả các máy tính đơn lẻ sẽ sử dụng cho việc triển khai quản lý thuế tại Chi cục (đối với Chi cục không có mạng máy tính), được cài đặt lên máy chủ (đối với Chi cục có mạng máy tính) và để chạy được chương trình phải đảm bảo trên các máy tính đơn hoặc trên máy chủ có chương trình FOXPRO (phiên bản 2.5 hoặc 2.6 đều dùng được, tuy nhiên nếu có 2.6 sẽ tốt hơn) vì chương trình được xây dựng dựa trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu và ngôn ngữ lập trình FOXPRO. Bước 2. Quản lý các danh mục hệ thống: Để đưa được công tác quản lý thuế thủ công vào máy tính, chúng ta phải đảm bảo đưa toàn bộ danh mục hệ thống vào máy tính dưới dạng mã hoá. Đó chính là Mục lục Ngân sách nhà nước, các biểu thuế Môn bài GTGT, TNDN, TTĐB…, bảng tỷ lệ GTGT và TNCT theo ngành nghề, danh sách các đội thuế, các địa bàn thu phường xã…Bước 3. Đăng ký người sử dụng chương trình: Nếu Chi cục có mạng máy tính, thì sau khi cài đặt chương trình và nhập đầy đủ các danh mục hệ thống, người có thẩm quyền quản lý toàn bộ chương trình sẽ tổ chức phân công người nào, làm công việc gì trên máy và điều đó quyết định quyền truy nhập vào chương trình của người đó được đến mức nào.Bước 4. Quản lý danh sách ĐTNT trên toàn địa bàn Chi cục và các ĐTNT do Cục quản lý nhưng Chi cục nhập hộ chứng từ: Tiếp theo phải đưa được toàn bộ danh sách ĐTNT mà Chi cục quản lý vào máy tính, kèm theo mã số thuế đã được Cục thuế cấp và các chỉ tiêu khác có liên quan đến công tác quản lý thuế như ĐTNT đó thuộc cấp, chương, loại, khoản nào, đăng ký phải nộp những loại thuế nào và theo phương pháp tính nào, môn bài bậc mấy, kinh doanh ngành nghề gì v.v…Đối với các Cục thuế có số lượng ĐTNT quản lý lớn, phát sinh yêu cầu Chi cục nhập hộ chứng từ của các ĐTNT trên, do đó tại Chi cục phải nhập toàn bộ danh bạ các ĐTNT kể trên vào máy tính từ file dữ liệu được kết xuất từ Hệ thống cấp mã số TIN đẩy ra (gồm mã số thuế và các chỉ tiêu liên quan khác đến công tác quản lý thuế như ĐTNT đó thuộc cấp, chương, loại, khoản nào, đăng ký phải nộp những loại thuế nào và theo phương pháp tính nào, môn bài bậc mấy, kinh doanh ngành nghề gì v.v…)Bước 5. Nhập nợ đọng thuế và luỹ kế số thu nộp thuế: Nếu bắt đầu quản lý thuế trên máy tính từ tháng 1 của năm, chúng ta chỉ cần nhập nợ đọng của từng ĐTNT tính đến hết tháng 12 năm trước vào máy theo từng loại thuế, không phải nhập luỹ kế số thu nộp, nhưng phải nhập số thuế tổn thất chưa thanh toán và tồn quỹ năm trước chuyển sang (nếu có).Nếu bắt đầu làm trên máy tính từ các tháng trong năm, chúng ta phải nhập toàn bộ số thuế nợ đọng, luỹ kế thu nộp, luỹ kế các khoản xuất khác của khu vực NQD và cả của quốc doanh (nếu có). Từ các tháng sau máy sẽ tự động chuyển các số liệu này qua kỳ sau nếu chúng ta chọn công việc “Mở sổ đầu tháng” trong chương trình.Bước 6. Nhập căn cứ tính thuế phát sinh trong tháng của các loại thuế: Để máy có thể tính được số thuế phát sinh trong tháng, người sử dụng cần phải nhập toàn bộ căn cứ tính thuế (tờ khai) của các loại thuế GTGT, TNDN, TTĐB, Tài nguyên. Ngoài ra đối với các loại thuế khác, chương trình cho phép nhập trực tiếp số thuế phát sinh vào máy.Bước 7. Nhập các số liệu liên quan đến số phải nộp trong tháng: Để tính chính xác số thuế phải nộp trong tháng, người sử dụng phải nhập đầy đủ các thông tin có liên quan đến số phải nộp trong tháng của ĐTNT, đó là; Nhập các đối tượng nghỉ kinh doanh, miễn giảm, nhập phạt, nhập quyết định hoàn thuế.Bước 8. Ghi sổ: Đây là 1 thao tác bắt buộc do chương trình quy định. Thực hiện chức năng này, chương trình sẽ lấy toàn bộ số liệu về nợ kỳ trước, số thuế phát sinh theo tờ khai, số thuế được miễn giảm, phạt, hoàn để ghi vào tệp dữ liệu về sổ bộ thuế.

Bước 9. Xem và in các sổ sách, báo cáo về số thuế phải nộp: Sau khi làm xong tất cả các thao tác trên, người sử dụng mới có thể mở xem được các loại sổ bộ thuế và có thể in ra trình Lãnh đạo ký duyệt sổ bộ.

Xem thêm: Sự Thật Về Bảng Bổ Trợ Azir Mùa 6, Bảng Bổ Trợ Azir Mùa 6

Bước 10. In thông báo thuế: Sau khi Lãnh đạo duyệt sổ bộ thuế, chúng ta sẽ in thông báo thuế gửi ĐTNT.Bước 11. In thông báo nợ thuế: Sau khi Lãnh đạo duyệt sổ nợ, chúng ta sẽ in ra thông báo nợ thuế gửi các ĐTNT là các doanh nghiệp.Bước 12. Ấn định thuế: Nếu quá thời hạn mà ĐTNT vẫn chưa nộp tờ khai tính thuế, phòng QLDN sẽ lên danh sách các ĐTNT bị ấn định và chúng ta sẽ nhập vào máy tính danh sách ấn định này, đồng thời in thông báo ấn định thuế gửi cho ĐTNT.Bước 13. Phạt thuế: Đối với các ĐTNT có hành vi vi phạm trong việc chấp hành nộp thuế khi đó chúng ta sẽ thực hiện chức năng tính phạt cho các đối tượng theo các hình thức khác nhau và in ra Quyết định phạt gửi ĐTNT.Bước 14. Nhập chứng từ thu nộp thuế: Vào chức năng này để nhập toàn bộ các loại chứng từ thu nộp thuế phát sinh trong tháng. Công việc này không nhất thiết phải làm sau khi phát hành thông báo thuế, mà người sử dụng có thể nhập ngay từ đầu tháng (chỉ cần đã có đủ danh sách ĐTNT trong máy) nếu ĐTNT nộp nợ đọng. Tuy nhiên nếu nhập chứng từ nộp thuế phát sinh trong tháng sau khi đã lập xong sổ bộ thì việc nhập chứng từ sẽ nhanh hơn, vì chương trình sẽ tự động đưa số tiền thuế trong sổ bộ vào cột số tiền trong màn hình nhập chứng từ, người nhập chỉ cần kiểm tra nhanh bằng mắt xem số tiền đó có đúng với trên chứng từ.

Xem thêm: Bau Ca Tom Cua Game - Bau Ca Tom Cua Animal Chess Game

Bước 15. Xem, in các loại sổ sách báo cáo kế toán thuế, thống kê, KH thuế: Sau khi nhập xong chứng từ, tờ khai chúng ta mới có thể mở xem các loại báo cáo kế toán, thống kê thuế, tiến độ thu thuế theo sổ bộ, tiến độ thu thuế theo kế hoạch (nếu trước đó chúng ta đã nhập kế hoạch thu thuế). Quay trở lại phần quản lý số phải thu chúng ta có thể xem được sổ chấm bộ thuế, sổ nợ đọng thuế.Bước16. Kết xuất các báo cáo kế toán, thống kê gửi lên cấp Cục: Sau khi tổng hợp xong dữ liệu của Chi cục, theo chế độ Chi cục phải kết xuất các đầu báo cáo kế toán, thống kê gửi lên Cục để Cục tổng hợp số liệu lên báo cáo toàn Cục